Chắc hẳn trong quá trình tìm hiểu các chương trình học tại Canada, bạn đã bắt gặp cụm từ “Co-op” đâu đó một vài lần. Vậy chương trình Co-op là gì, và điểm khác biệt giữa các hệ đào tạo phổ thông và hệ đào tạo có kết hợp chương trình Co-op ra sao? Cùng Du học & Định Cư LingoVisa tìm hiểu trong bài viết sau nhé!
1. Chương trình Co-op là gì?
Co-op hay còn gọi là “Co-operative Education” – là một chương trình học kết hợp giữa các kỳ học thông thường và một kỳ thực tập chính thức có trả lương.
Điều này giúp các sinh viên có được kinh nghiệm thực tế và hồ sơ xin việc ấn tượng ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nhờ đó tăng cao cơ hội việc làm sau tốt nghiệp.
2. Điểm khác biệt của chương trình Co-op
Với tiêu chí mô phỏng thực tế môi trường làm việc chuyên nghiệp, Co-op đòi hỏi các bạn sinh viên phải trải qua cả quá trình nộp đơn ứng tuyển và phỏng vấn xin việc mới được nhận vào làm chính thức.
Đồng nghĩa tính cạnh tranh cao giữa các sinh viên và khả năng trượt phỏng vấn vài lần trước khi nhận được offer là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên nhờ đó các sinh viên tốt nghiệp từ chương trình Co-op sẽ tự tin hơn khi tìm việc sau này, cũng như có được những kỹ năng phỏng vấn chuyên nghiệp bài bản.
Sau khi được nhận vào công ty, các sinh viên sẽ bắt đầu với vị trí thực tập sinh và làm quen với tất cả những công việc đặc thù trong ngành ở mức độ tập sự. Trong quá trình làm việc, sẽ có những mentor dày dặn kinh nghiệm hướng dẫn, giúp đỡ và đánh giá công việc của các bạn.
3. 5 ích lợi của chương trình Co-op
Đối với những sinh viên chưa từng đi xin việc bao giờ, Co-op là một bước đệm hoàn hảo chuẩn bị cho các bạn những kiến thức và kỹ năng căn bản để có thể tự tin hơn trong quá trình tìm việc sau này:
- Có thêm kinh nghiệm thực tiễn để tăng tỉ lệ có việc sau tốt nghiệp
- Có thêm thu nhập để trang trải chi phí sinh hoạt hằng tháng
- Làm quen được với những người trong ngành, mở rộng các mối quan hệ xã hội
- Trải nghiệm trực tiếp ngành nghề yêu thích, giúp đưa ra quyết định xem lĩnh vực này có phù hợp với bản thân hay không
- Được trang bị thêm các kỹ năng: phỏng vấn, xây dựng hồ sơ xin việc ấn tượng; … giúp cải thiện đáng kể khả năng xin việc sau này
4. Mức lương trung bình của sinh viên tham gia Co-op
Sinh viên thực tập chương trình Co-op ở Canada sẽ có thu nhập trung bình 41,243 CAD mỗi năm, tương đương với khoảng 21.15 CAD/giờ. Tùy thuộc vào từng ngành nghề khác nhau sẽ có các mức lương khác nhau.
Tuy nhiên mức lương khởi điểm thường ở tầm 37,657 CAD mỗi năm, và mức lương cho các vị trí đòi hỏi nhiều kinh nghiệm hơn sẽ ở mức 51,841 CAD/ năm.
5. Điều kiện tham gia Chương trình Co-op
Nếu bạn thắc mắc “Chương trình Co-op này có dành cho du học sinh Canada không?” thì câu trả lời là CÓ.
Điều kiện tham gia chương trình Co-op bao gồm:
- Giấy phép lao động (Work Permit) và giấy phép du học (Study Permit) còn hiệu lực
- Thư xác nhận yêu cầu thực tập từ trường và xác nhận chịu trách nghiệm đào tạo từ phía công ty
- Học kỳ Co-op không được vượt quá 50% tổng thời lượng chương trình học
- Ngoài các yêu cầu trên, sinh viên cũng cần phải tự tìm hiểu những yêu cầu riêng của trường mà bạn đang theo học để có thể tham gia chương trình Co-op
6. Sinh viên Canada theo học chương trình Co-op thực tập tại đâu?
Nhà trường cung cấp:
Mỗi trường sẽ có danh sách các công ty thiếu nhân lực hoặc đã đang hợp tác đào tạo sinh viên tham gia chương trình Co-op, với sự đa dạng các ngành nghề khác nhau.
Sinh viên tự lựa chọn:
Ngoài ra sinh viên còn có thể nộp đơn ứng tuyển các công ty bên ngoài, với điều kiện phải đáp ứng được các tiêu chí đào tạo của chương trình Co-op và thời hạn thực tập phải khớp với các kỳ học.
7. 5 điều cần cân nhắc trước khi đăng ký Co-op
1. Chương trình Co-op sẽ có thời lượng dài hơn các chương trình học Đại học bình thường, nhưng bù lại các bạn sẽ được trải nghiệm môi trường làm việc sát với thực tế, và được hưởng lương.
2. Các khoản chi phí khi kết hợp với chương trình Co-op có thể được tính thêm ở một vài trường
3. Vài trường hợp hiếm hoi, bạn có thể được yêu cầu làm việc từ xa hoặc chuyển đến các khu vực khác ở Canada. Đây cũng là cơ hội cho bạn khám phá và du lịch ở các tiểu bang khác của quốc gia này.
4. Nhà trường không thể đảm bảo tất cả sinh viên đăng ký đều sẽ được nhận vào làm vì số lượng vị trí có hạn. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể tự tìm các vị trí thực tập bên ngoài và đưa lại thông tin cho trường xác nhận hoàn thành chương trình Co-op.
5. Thực tập Co-op chỉ giúp sinh viên có thêm kinh nghiệm, không đồng nghĩa với việc đảm bảo sau khi tốt nghiệp sinh viên sẽ được nhận vào làm chính thức tại các công ty thực tập. Nhưng với một hồ sơ ấn tượng và kỹ năng hoàn thiện đáng kể, các bạn có thể tự tin nộp vào bất cứ công ty nào khác tùy thích
Tóm lại, chương trình Co-op là một cơ hội tuyệt vời để các du học sinh Việt Nam có thể làm quen với môi trường làm việc chuyên nghiệp tại Canada. Nếu bạn có khó khăn hoặc thắc mắc gì trong quá trình chuẩn bị du học, hãy liên hệ ngay với Du học và định cư LingoVisa hoặc Hotline 0933 848 596 để được nhận lời khuyên từ Chuyên Viên Tư vấn Định cư và du học từ Lingo ngay nhé!
(Nguồn: ATS.org.vn)